Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Bất động sản số 10 Lý Tự Trọng tại quận 1

Bà Phấn bị truy tố về hai tội: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại TrustBank.

Cùng bị truy tố về 2 tội danh trên là các bị can: Ngô Kim Huệ, nguyên Phó tổng giám đốc TrustBank, Giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ (viết tắt Công ty Phú Mỹ) và Bùi Thị Kim Loan, kế toán Công ty Phú Mỹ. Truy tố 24 bị can khác về tội cố ý làm trái, 1 bị can bị truy tố lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.


Con cháu vào vòng lao lý

Theo hồ sơ, tháng 6.2010, vốn điều lệ của TrustBank là 3.000 tỉ đồng. Đầu năm 2007, bà Phấn mua gần 255 triệu cổ phần của TrustBank - tương đương hơn 2.500 tỉ đồng, chiếm gần 85% vốn điều lệ TrustBank. Bà Phấn cùng Công ty Phú Mỹ (công ty của bà Phấn) và 14 người trong gia đình, họ hàng của bà Phấn (gọi là nhóm Phú Mỹ) đứng tên vay vốn giúp bà Phấn.

ke bien tai san khung cua ba hua thi phan

Lợi dụng việc nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của TrustBank, bà Phấn đã lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, rút ruột của TrustBank hơn 12.000 tỉ đồng. Hậu quả, TrustBank bị Ngân hàng Nhà nước xếp loại ngân hàng loại D (loại yếu kém), tháng 2.2012 vốn chủ sở hữu âm hơn 2.800 tỉ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỉ đồng. CQĐT đánh giá đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của VNCB sau này.

Trong số các bị can bị truy tố có 14 người trong gia đình (em ruột, cháu ruột, cháu rể, em rể) của bà Phấn. Cụ thể, em ruột bà Phấn là Hứa Xường (nguyên thành viên HĐQT TrustBank), các cháu của bà Phấn gồm: Ngô Kim Huệ; Ngô Nguyễn Đoan Trang (nguyên Phó tổng giám đốc TrustBank); Hứa Thị Bích Hạnh (nguyên Phó phòng đầu tư TrustBank, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phú Mỹ); Ngô Thị Ngân (thủ quỹ); Lâm Hứa Quỳnh Trinh (nguyên Phó phòng phụ trách phòng ngân quỹ TrustBank); Nguyễn Thị Đoan Trang (thủ quỹ); Huỳnh Thị Xuân Hương (kế toán); Hồ Hứa Thùy Trang (thủ quỹ); Hồ Hứa Thùy Anh (thủ quỹ); Hồ Văn Tân (nhân viên Công ty CP địa ốc Lam Giang), Lâm Kim Dũng (nguyên Giám đốc Công ty địa ốc Lam Giang), Hồ Tuấn Kiệt và Hứa Hữu Đạt.

Theo cáo trạng, trong khi TrustBank chỉ có quỹ tiền mặt khoảng 20 tỉ đồng, nhưng thông qua Bùi Thị Kim Loan (giúp việc cho bà Phấn) bà Phấn chỉ đạo lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán trong đó có các cháu của bà thu chi khống cho nhóm Phú Mỹ, khi khách hàng không đến ngân hàng giao dịch, hạch toán khống trên hệ thống SmartBank, sau đó lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục. Những người cháu này đã tiếp tay cho bà Phấn thu khống và sử dụng bất hợp pháp hơn 5.400 tỉ đồng.

Cũng theo cáo trạng, sau đó, lợi dụng Công ty CP đầu tư Phương Trang (gọi tắt Công ty Phương Trang) là doanh nghiệp có nhiều bất động sản (BĐS) lớn, đang cần vốn hoạt động kinh doanh, bà Phấn buộc công ty này ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt, phê duyệt cho vay và giải ngân không thông báo cho Công ty Phương Trang, đẩy dư nợ khống cho Công ty Phương Trang số tiền hơn 5.400 tỉ đồng. CQĐT xác định 7 người cháu ruột của bà Phấn giúp sức tích cực cho bà, nhất là Ngô Kim Huệ - người được bà Phấn nhờ đứng tên sở hữu hàng chục BĐS có giá trị lớn và hàng triệu cổ phần lớn cho bà.

Đến nay Công ty Phương Trang thừa nhận đã vay và nhận gần 4.000 tỉ đồng, chỉ thanh toán số tiền này cho ngân hàng, không chấp nhận dư nợ gốc 9.437 tỉ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là 221 ô tô, 44 BĐS tại TP.HCM, Đà Nẵng và Long An. TrustBank định giá tài sản này gần 15.000 tỉ đồng nhưng sau đó VNCB thuê công ty định giá 40/44 BĐS có hơn 7.300 tỉ đồng. CQĐT đã kê biên tài sản này. Đến nay không thu hồi được tổng dư nợ của Công ty Phương Trang, gây thiệt hại cho TrustBank hơn 5.400 tỉ đồng.

phiên xét xử vụ án liên quan đến ngân hàng Đại Tín

Trong phiên xét xử vụ án liên quan đến ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng CB) và bà Hứa Thị Phấn, việc xác định số tiền Phương Trang thực nhận từ Đại Tín là một trong những chi tiết chiếm một lượng lớn thời gian của HĐXX và được dư luận quan tâm.

Cụ thể, tại phiên xét xử sáng 16/5, trả lời câu hỏi của LS Lưu Văn Tám (người bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn) về số tiền Phương Trang thực nhận, đại diện CB cho hay:

“Ngân hàng chỉ giải ngân vào nhưng tài khoản theo chỉ định của khách hàng, tất cả 82 khoản vay đều giải ngân vào tài khoản theo khách hàng yêu cầu”.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/chu-de/cong-ty-phuong-trang.topic&BRSR=15


Luật sư Lưu Văn Tám hỏi Đại diện Ngân hàng CB ở phiên xét xử sáng 16/5


Đồng thời, trả lời câu hỏi của ông Tám về trách nhiệm của CB đối với việc sử dụng số tiền này khách hàng, vị đại diện CB cho hay: CB không kiểm soát và không quan tâm, vì đó không phải là khách hàng của CB…

Sau khi cho vay, CB có kiểm tra tiền, có biên bản kiểm tra, cũng như cam kết của khách hàng về việc sử dụng vốn đúng mục đích”.

Cũng theo vị đại diện này của CB, tổng dư nợ gốc của Phương Trang, theo số liệu chốt ngày 7/5/2018, cả gốc và lãi là trên 9.400 tỷ đồng. CB yêu cầu các cá nhân, tổ chức còn dư nợ tại CB phải trả.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Hứa thị phân âm mưu tiêu hóa ngân hàng TrusBank


Trưa 24/3/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khám xét nhà và tống đạt quyết định khởi tố đối với bà Hứa Thị Phấn, cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín - TrustBank, nay là Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB



Tăng vốn ảo từ 1.000 lên 3.000 tỷ đồng

Năm 2010, lợi dụng chủ trương thực hiện theo nghị định của Chính phủ yêu cầu tất các ngân hàng phải có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng, nếu không sẽ buộc phải sáp nhập hoặc giải thể (tại thời điểm này TrustBank chỉ có 1.000 tỷ đồng), bà Hứa Thị Phấn đã nhờ 29 đối tượng là người thân, quen đứng tên thế chấp tại chính TrustBank để vay tổng cộng hơn 3.581 tỷ đồng. Sau đó, bà Phấn góp ngược TrustBank 2.000 tỷ đồng và mua lại 84,92% cổ phần để thành cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này.

Số tiền vay còn lại 1.581 tỷ đồng bà Phấn sử dụng với mục đích cá nhân. Hành vi này có đấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau khi chiếm quyền sở hữu TrustBank, từ đây bà Phấn đứng đầu cấu kết với các cựu lãnh đạo ngân hàng quay lại tiếp tục “rút ruột” chính ngân hàng này bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Từ một ngân hàng có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, qua nhiều lần dùng thủ đoạn bằng hình thức tăng vốn dưới thời bà Phấn, TrustBank mất luôn vốn và ngày càng âm vốn nặng.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cấp tín dụng với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có, tổng dư nợ cấp tín dụng một số khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có. Tuy nhiên, các cựu lãnh đạo TrustBank vẫn sẵn sàng cho bà Phấn vay với số tiền lên tới 3.581 tỷ đồng, cao gấp trên 3 lần vốn điều lệ của TrustBank. Hành vi cho vay này của những cựu lãnh đạo TrustBank là vi phạm và có dấu hiệu của tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Cái chết thương tâm của bé trai 4 tuổi bị bỏ quên trên xe buýt nhà trường

Vào ngày 24/5 vừa qua, cái chết thương tâm của môt cậu bé 4 tuổi tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã khiến dư luận xôn xao và đặt câu hỏi về trách nhiệm của những người làm giáo dục nước này.

Cậu bé Tian Tian, 4 tuổi, đã bị ngạt khí và tử vong sau khi bị kẹt trong chiếc xe buýt đưa đón học sinh của trường mầm non Xingxing ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, vào giữa trưa, khi nhiệt độ bên ngoài là 30 độ C.

Theo The Sun, Tian Tian là một trong số 8 em học sinh lên chiếc xe buýt tới trường vào sáng 24/5. Dai Gongxun, chồng của hiệu trưởng trường mầm non trên đồng thời là tài xế chiếc xe buýt, đã không nhận ra Tian Tian ngủ quên trên ghế cuối xe. Vì thế, sau khi trả học sinh trước cổng, anh ta đỗ xe ở bãi rồi bước ra ngoài.

Hai giáo viên phụ trách lớp của Tian Tian là Mao Liji và Wang Qing cũng không để ý rằng hôm đó cậu bé vắng mặt.

Cái chết thương tâm của bé trai 4 tuổi bị bỏ quên trên xe buýt nhà trường
Mẹ của Tian Tian ngã quỵ trước cái chết đột ngột của con trai. Ảnh: AsiaWire

Mẹ của Tian Tian, chị Wu Xuemei, cho biết khoảng 7h20 sáng 24/5, chị dắt con trai 4 tuổi lên xe để tới trường nhưng mãi tới 4h chiều, nhà trường mới gọi điện thông báo cậu bé đã tử vong.

Khi được thông báo về tin dữ, cô Wu Xuemei, mẹ của Tian Tian vô cùng sốc vì nỗi đau mất con quá đột ngột này.  Cô cho biết mình không thể tin nổi đây là sự thật khi buổi sáng vừa mới tiễn con lên xe đến trường.

Hiện tại, vợ chồng hiệu trưởng ngôi trường, hai cô giáo của cậu bé đều đã bị tạm giữ ngay sau đó để xét xử về tội ngộ sát do cẩu thả. Qua điều tra ban đầu người ta phát hiện ra rằng ngôi trường mầm non này thực chất không hề có giấy phép hoạt động theo đúng quy định.

Sau vụ việc đau lòng nói trên, phòng giáo dục của khu vực đã nhanh chóng tiến hành thanh tra các trường mầm non tư thục trên địa bàn và yêu cầu tăng cường quản lý các phương tiện chở trẻ nhỏ.

Nguồn tin: 

http://doisongvietnam.vn/cai-chet-thuong-tam-cua-be-trai-4-tuoi-bi-bo-quen-tren-xe-buyt-nha-truong-44652-4.html

CB đã giải ngân đúng trong tất cả khoản vay cho nhóm Phương Trang

Ngân hàng Xây Dựng được triệu tập đến phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn và 27 đồng phạm với vai trò là nguyên đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.


Các bị cáo được xác định là đồng phạm của bà Hứa Thị Phấn tại phiên tòa xét xử liên quan đến Ngân hàng Đại Tín (Ảnh: Ngọc Hoa)


Theo nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho CB, toàn bộ hồ sơ tài liệu có trong vụ án đều cho rằng 16.486 tỷ đồng Đại Tín đã giải ngân cho 82 khoản vay, 1 khoản nợ bắt buộc và 1 khoản phát hành trái phiếu nhưng nhóm Phương Trang chỉ thực nhận số tiến 3,936 tỷ đồng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền này chưa tính lãi.

Số tiền còn lại hơn 5.400 tỷ đồng bị đẩy dư nợ nhóm Phương Trang lên cao và nguy cơ không thu hồi được, gây thiệt hại cho CB. Theo luật sư, nhận định này chưa được đầy đủ.

Về tiền giải ngân đã lại bỏ 1 phần trách nhiệm trả nợ của công ty Phương Trang, biến dư nợ này thành thiệt hại cho CB chưa đúng với diễn biến thực tế vụ việc và chưa hoàn toàn đúng các quy định pháp luật về ngân hàng.

Quan điểm cho rằng, riêng biệt từng tổ chức cá nhân thì phải chiu trách nhiệm độc lập về việc trả nợ cho CB, toàn bộ số dư nợ gốc phát sinh của hội đồng tín dụng đã ký là 9.437 tỷ đồng và dư nợ lãi tính đến ngày 15/11/2017 là 16.504 tỷ đồng và tính đến 7/5/2018 là 27.220 tỷ đồng.

Hồ sơ thể hiện là công ty Phương Trang và các công ty cá nhân phải chịu trách nhiệm độc lập cho từng hợp đồng.

Liên quan đến việc giải ngân, CB đã giải ngân đúng, đầy đủ các khoảm vay cho các khách hàng vay. Theo tài liệu hồ sơ, dòng lưu chuyển tiền của 82 khoản vay và 1 khỏan nợ bắt buộc của nhóm Phương Trang thì dòng lưu chuyển tiền của mỗi khoản vay là giống nhau và được phân chia thành 3 giai đoạn bất biến.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Ở phiên xử vụ TrustBank, bị cáo Loan đưa con nhỏ đến tòa nên HĐXX đã đề nghị lực lượng bảo vệ và dẫn giải không cho phép bị cáo Loan mang con nhỏ vào phòng. Đó là lý do, ở căn phòng cạnh phòng xử, có một căn phòng đặc biệt với một chiếc nôi đặc biệt.

Bị cáo Loan bế con 3 tuần tuổi đến phòng xét xử án sáng 8/5. (Ảnh: Ngọc Hoa)


Dù mới bước sang ngày thứ 4 xét xử vụ án xảy ra ở Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) nhưng những người theo dõi phiên toà không khỏi thấy tò mò và bất ngờ trước hình ảnh của một bị cáo nữ đầu quấn khăn mặt che kín tai, tay bế con nhỏ được bọc trong chiếc chăn nhỏ.

Bị cáo đó chính là Bùi Thị Kim Loan (40 tuổi, nguyên kế toán công ty Phú Mỹ, trợ lý của bà Hứa Thị Phấn) mới sinh con ngày 17/4/2018. Tính đến ngày khai mạc phiên tòa, cháu bé mới được 3 tuần tuổi.

Ở phiên xử, bị cáo Loan đưa con nhỏ đến tòa nên HĐXX đã đề nghị lực lượng bảo vệ và dẫn giải không cho phép bị cáo Loan mang con nhỏ vào phòng.

Bị cáo Loan chỉ được vào phòng xét xử khi đã gửi cháu bé cho bác sĩ và lực lượng y tế. Ngoài ra, HĐXX yêu cầu, những ngày bị cáo Loan đến tòa phải báo cho HĐXX biết vì tình trạng sức khỏe của bị cáo và HĐXX biết sắp xếp kế hoạch làm việc. Đó là lý do, ở căn phòng cạnh phòng xử, có một căn phòng đặc biệt với một chiếc nôi đặc biệt.

Mẹ con bị cáo Loan được bố trí chăm sóc tại phòng riêng phía sau phòng xử án sáng 10/5 (Ảnh: Phan Thương/Thanh Niên)


Ngày 10/5, báo Thanh Niên đưa tin chủ tọa phiên tòa Phạm Lương Toản cho biết trong sáng nay bị cáo Loan tiếp tục bất ngờ mang con đến phiên tòa, không thông báo trước cho HĐXX. Do vậy, HĐXX không chủ động được việc đề nghị bác sĩ, điều dưỡng có mặt tại phiên tòa để chăm sóc cho mẹ con bị cáo Loan.

Chủ tọa cũng thông báo ngày nào bị cáo Loan ẵm con đến tòa, lực lượng dẫn giải phải thông báo cho HĐXX, đưa mẹ con bị cáo Loan vào phòng chăm sóc đặc biệt ngay phía sau phòng xử án.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cát Trắng có đơn kiến nghị về việc Cục THADS tỉnh Khánh Hòa


Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cát Trắng có đơn kiến nghị về việc Cục THADS tỉnh Khánh Hòa chỉ kê biên tài sản của đơn vị tại dự án Khu du lịch Cát Trắng - Dốc Lết mà không kê biên quyền sử dụng đất.

>>>Tin liên quan: http://doisongvietnam.vn/khanh-hoa-can-lam-ro-trach-nhiem-cua-cuc-thads-tinh-khi-khong-ke-bien-qsdd-44469-6.html

Khánh Hòa1
UBDN tỉnh Khánh Hòa cần làm rõ trách nhiệm của Cục THADS tỉnh khi không kê biên QSDĐ
Dự án Khu du lịch Cát Trắng - Dốc Lết được hình thành trên diện tích 119.998,3m2 đất tại phường Ninh Hải và phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Khu du lịch này đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cát Trắng (Công ty Cát Trắng) làm chủ đầu tư.
Ngày 17/01/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 211/QĐ-UBNĐ cho phép Công ty Cát Trắng được chuyển mục đích sử dụng 41.282,3m2 đất sản xuất kinh doanh (trong 119.998,3m2 đất) sang đất ở với thời hạn ổn định lâu dài; diện tích còn lại 78.716m2 là đất sản xuất kinh doanh được thuê đến ngày 16/7/2054 theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.
Trong khi Công ty Cát Trắng đang tiến hành thu xếp tiền trả nợ gốc và lãi, Chi cục THADS thị xã Ninh Hòa đã tiến hành kê biên để bán đấu giá tài sản của Công ty Cát Trắng, gồm: “toàn bộ tài sản trên đất và quyền sử dụng đất”.
Ngày 01/08/2017, Cục THADS tỉnh Khánh Hòa có quyết định rút hồ sơ thi hành án nêu trên để thi hành. Tiếp đó, ngày 11/10/2017, Cục THADS tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có quyết định hủy bỏ Quyết định kê biên nêu trên của Chi cục THADS thị xã Ninh Hòa đối với quyền sử dụng 41.282,3m22 đất và giữ nguyên quyết định kê biên phần tài sản trên đất.
Ngày 25/1/2018, Công ty Cát Trắng đã nộp đủ tiền sử dụng đất cho việc chuyển mục đích sử dụng 41.282,3m2 từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở với số tiền là 16.016.890.800 đồng.
Tại văn bản số: 1961/BTMT-TTr của Bộ Tài nguyên & Môi trường ký ngày 18/4/2018 gửi Công ty Cát Trắng, trong đó có nêu rõ, ý kiến của Bộ TN&MT như sau: “Ngày 25/1/2018, Công ty Cát Trắng nộp đủ tiền cho việc chuyển mục đích sử dụng đất cho Nhà nước, do vậy Công ty sẽ được Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Văn phòng đăng ký Đất đai (trực thuộc Sở TN&MT) cập nhập, chỉnh lý biến động trên giấy CNQSDĐ đã cấp từ loại đất sản xuất kinh doanh sang đất ở (có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài) đối với diện tích 41.282,3m2 theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai. Công ty có các quyền và nghĩa vụ của tổ chức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 174 của Luật Đất đai 2013”.
Mặc dù văn bản đã chỉ rõ như vậy, nhưng đến nay Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa làm xong các thủ tục để cấp GCNQSDĐ cho Công ty Cát Trắng.

Luật sư nói gì về chứng có bào chữa cho Hứa Thị Phấn

Tại phiên tòa chiều 16/5, Luật sư Trương Thị Minh Thơ đã công bố file ghi âm được lưu trữ trong USB màu trắng, được cho là ghi lại cuộc nói chuyện giữa bị cáo Hứa Thị Phấn với các ông: Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Trang), Phạm Đăng Quan (Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Trang) và Trịnh Thanh Cao.
Trong tài liệu chứng cứ mới này, theo LS Thơ, thể hiện việc ông Luận thừa nhận số nợ mà số Phương Trang nợ Ngân hàng Đại Tín và động viên bà Phấn đừng để Thanh tra vào kiểm tra.
Đồng thời nộp một số hình ảnh đến dự sinh nhật bà Phấn, đi du lịch cùng gia đình bà Phấn, thể hiện mối quan hệ với bà Phấn. Từ đó luật sư đề nghị triệu tập 3 điều tra viên và cho rằng thủ tục tố tụng còn nhiều vấn đề.

Về lý do không cung cấp USB từ giai đoạn tố tụng, điều tra, truy tố, luật sư Thơ nêu, ngày 7/3/2018, luật sư Thơ có làm đơn khiếu nại cho VKS nhưng không thấy VKS có hồ sơ khiếu nại nên luật sư quyết định không đưa cho VKS, mà cung cấp cho HĐXX.
Ngày 18/5, trao đổi với chúng tôi, luật sư Thơ cho biết, ngoài nội dung mà luật sư đã công bố tại tòa thì còn khá nhiều nội dung khác trong file ghi âm này.
Theo đó, các nội dung này có liên quan nhiều đến số tiền mà NH Đại Tín cho nhóm Phương Trang, mối quan hệ khá thân thiết giữa ông Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Trang), ông Phạm Đăng Quan (Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Trang) với bà Phấn và cả nhóm Phú Mỹ.
Đồng thời, trong đoạn ghi âm cũng nhắc đến việc chuyển nhượng chiếc xe Maybach - Mercedes giữa ông Luận qua cho bà Phấn thực chất là có sự trao đổi qua lại.
Về nguồn gốc chứng cứ, luật sư Thơ trình bày, khi tham gia bào chữa cho bà Phấn từ tháng 3/2017, bà Thơ được bà Phấn giao một thùng hồ sơ, trong đó có USB màu trắng. Nhân viên của bà Phấn là người ghi âm.
Luật sư Thơ khẳng định, chính luật sư Thơ là người trực tiếp nghe nội dung ghi âm và viết lại toàn bộ thông tin. Toàn bộ nội dung trong USB ghi âm cuộc nói chuyện dài hơn 2 tiếng đồng hồ và được luật sư thể hiện cụ thể trên giấy dài 48 trang.
Về việc vì sao không công bố toàn bộ nội dung bản ghi âm “đặc biệt” này trong phiên tòa chiều 16/5, luật sư Thơ cho biết, luật sư muốn trình bày tất cả nội dung cuộc trò chuyện này để làm rõ phiên tòa công khai. Tuy nhiên, HĐXX đã không cho phép nên luật sư chỉ mới tóm gọn và thể hiện được khúc đầu của cuộc trò chuyện này.
Như cáo trạng thể hiện, từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, TrustBank chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho công ty CP Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (gọi tắt là công ty Phương Trang) tổng cộng 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu với tổng số tiền đã giải ngân trên sổ sách là hơn 16.000 tỷ đồng (theo số liệu của CB tính đến ngày 15/11/2017).
Làm việc với cơ quan điều tra, công ty Phương Trang xác định, trên thực tế, công ty chỉ nhận được hơn 3.936 tỷ đồng và chỉ chịu trách nhiệm thanh toán số tiền này cho ngân hàng.
Trả lời vấn đề này, luật sư Thơ cho biết, việc giải ngân giữa Đại Tín và công ty Phương Trang là đúng như trên các chứng từ, hồ sơ nhưng nhóm Phương Trang không thừa nhận. Tuy nhiên, vị luật sư này chắc chắn rằng, luật sư đã nắm rõ những chứng cứ liên quan và thể hiện rất cụ thể.
“Phương Trang không thừa nhận việc NH Đại Tín đã giải ngân như trên hồ sơ, giấy tờ thể hiện là việc của phía Phương Trang. Chúng tôi đã có chứng cứ để buộc Phương Trang phải chấp nhận.
Phương Trang nói đã đối chiếu thực chất không phải là 2 bên đã thống nhất và đối chiếu mà giống như ông Đặng Văn Thảo đã trình bày, ông Thảo có muốn Phương Trang ngồi lại và đối chiếu nhưng Phương Trang không chịu hợp tác”, luật sư Thơ chia sẻ.

Hàng chục ngàn tài xế xe tải nổi giận, chặn cứng đường cao tốc vì giá xăng tăng

Vì giá xăng quá cao, hàng chục ngàn tài xế xe tải lái xe tới chặn đường khiến cao tốc tê liệt.

Reuters ngày 25/5 đưa tin, cuộc biểu tình của các tài xế xe tải phản đối giá dầu tăng tại Brazil đã bước sang ngày thứ năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tổng thống Michel Temer đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát liên bang can thiệp để buộc các chủ xe trả lại mặt đường đang bị phong tỏa.

Biểu tình bùng nổ từ ngày 21/5, khi giới tài xế than phiền, giá xăng, dầu diesel tăng đã khiến họ bị giảm thu nhập, và yêu cầu chính phủ phải hỗ trợ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá xăng tăng cao ở Brazil là do giá dầu thế giới tăng lên và đồng real của Brazil bị mất giá.

Cuộc biểu tình đã làm tê liệt phần lớn nền kinh tế tại Brazil và khiến Sao Paulo, thành phố lớn nhất Nam Mỹ, phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì thiếu nhiên liệu. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở thủ đô Rio de Janeiro. Đây là cuộc biểu tình bằng xe tải lớn nhất lịch sử nước này.

Hàng chục ngàn tài xế xe tải nổi giận, chặn cứng đường cao tốc Brazil vì giá xăng tăng

Hàng chục ngàn tài xế xe tải nổi giận, chặn cứng đường cao tốc Brazil vì giá xăng tăng
Hiện trường nơi biểu tình ở Brazil. ẢnhL: Reuters

Trên khắp cả nước, các trạm xăng không có hàng để bán, sân bay không có nhiên liệu để hoạt động, trong khi các siêu thị, nhà hàng và bệnh viện cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Trong khi đó, sân bay quốc tế Brasilia ra thông báo cho biết sẽ sử dụng nhiên liệu tiết kiệm để duy trì các chuyến bay theo đúng lịch trình.

Trước đó, ở Indonesia, người dân cũng biểu tình phản đối tăng giá xăng. Hàng trăm người Indonesia biểu tình phản đối chính phủ tăng giá xăng dầu, theo AFP.

Hàng ngàn người xuống đường ở thủ đô Jakarta cùng nhiều thành phố lớn. Đám đông còn tấn công lực lượng an ninh, buộc họ đáp trả bằng hơi cay và vòi rồng.

Đã có ít nhất 18 người bị thương và 88 người bị bắt. Trong khi đó, quốc hội Indonesia vẫn thông qua kế hoạch tăng giá nhiên liệu lần đầu tiên kể từ năm 2008.

Theo AFP, giá xăng sẽ tăng từ 4.500 rupiah (hơn 9.500 đồng) lên 6.500 rupiah (hơn 13.700 đồng)/lít, còn dầu diesel tăng từ 4.500 rupiah lên 5.500 rupiah/lít.

Các nghị sĩ cũng phê chuẩn gói trợ cấp 150.000 rupiah/hộ trong vòng 4 tháng tới cho các gia đình nghèo 

có thể bị ảnh hưởng bởi nhiên liệu tăng giá.

Nguồn tin: http://doisongvietnam.vn/hang-chuc-ngan-tai-xe-xe-tai-noi-gian-chan-cung-duong-cao-toc-vi-gia-xang-tang-44466-4.html

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

'Không thể vịn cớ giá xăng dầu thấp hơn một số nước để đẩy giá lên'

“Giá xăng dầu trong nước phải đi cùng với thu nhập của người dân, chúng ta không thể nói giá xăng dầu trong nước thấp hơn một số nước trên thế giới để đẩy giá lên”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.

Tác động rất lớn đến nền kinh tế

Trả lời PV VTC News ngày 8/4, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, cho biết, xăng dầu là mặt hàng hết sức nhạy cảm, tác động rất lớn tới mặt bằng giá. Do đó, giá xăng dầu tăng sẽ khiến chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá các mặt hàng tăng theo, ảnh hưởng tới sức mua của thị trường và đời sống người dân.

Không thể vịn cớ giá xăng dầu thấp hơn để đẩy giá lên
 PGT.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính).
Khi sức mua bị giảm sút, sản xuất khó tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng.
Giá xăng dầu tăng cao cũng sẽ tác động tới một loạt các ngành, lĩnh vực sản xuất và đời sống của người dân, khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 4% trở nên khó khăn.
“Điều hành giá xăng dầu phải làm sao đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát. Hiện nay, kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn, cho nên mục tiêu phải đảm bảo tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và tăng thêm nhiều việc làm mới”, chuyên gia Ngô Trí Long, nói.
Cùng chung quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho hay, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu rất lớn trong đời sống xã hội. Do đó, tăng giá xăng dầu chắc chắn ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Giá xăng dầu trong nước phải đi cùng với thu nhập của người dân, chúng ta không thể nói giá xăng dầu trong nước thấp hơn một số nước trên thế giới để đẩy giá lên”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.
Ông Hiếu cũng cho rằng, tăng giá xăng dầu chắc chắn tác động đến lạm phát bởi xăng dầu là mặt hàng đầu vào, nên nếu tăng giá liên tục sẽ khởi động chuỗi ảnh ảnh hưởng tăng theo.

Tại sao bắt xăng “cõng” nhiều thứ thuế?

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, việc điều hành giá xăng dầu còn một số vấn đề cần quan tâm, trong đó nổi bật là cơ chế giá và thuế.
“Thuế hiện nay như thế nào, cần xem xét kỹ. Xăng dầu hiện nay chịu rất nhiều loại thuế rồi. Mà đây lại là mặt hàng hết sức quan trọng đầu vào, tác động rất lớn, tại sao lại chỉ tập trung vào nó? Câu hỏi đặt ra, có nên “cõng” trên lưng xăng dầu quá nhiều loại thuế?”, ông Ngô Trí Long đặt câu hỏi.
Vẫn theo chuyên gia Ngô Trí Long, hiện giá xăng dầu trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới, vì gần 70% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước được nhập khẩu.
Tuy nhiên, để kiểm soát lạm phát, tránh tác động tiêu cực đến mặt bằng giá cả, ông Long khuyến nghị nên xem lại việc đề xuất tăng tiếp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
“Các nhân tố đầy bí ẩn mà bất trắc làm tăng lạm phát trong những tháng tới còn cao, trong khi đó đời sống người dân chưa được cải thiện, nên phải cân nhắc hết sức cẩn thận có nên tăng thuế môi trường lên 4000 đồng/lít hay không.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn yếu, đời sống người dân chưa cao nên phải cân nhắc tăng giá xăng dầu”, ông Ngô Trí Long khuyến nghị.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, trong năm nay, cơ quan quản lý không nên tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
“Để cân đối ngân sách quốc gia, việc tăng thuế là đương nhiên, tuy nhiên phải đặt dưới một số điều kiện. Nếu có thể cân đối ngân sách thì khoan tăng giá xăng dầu vì khi xăng dầu tăng sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế”, ông Hiếu nói.

Hai chuyên gia kinh tế cùng chung qua điểm việc tăng thuế, trong đó có xăng dầu trong bối cảnh ngân sách vơi cạn là đương nhiên song phải đi kèm rà soát chi tiêu công. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng phải minh bạch thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại các TCTD: FE Credit là tâm điểm

Ngày 15/5, Thống đốc NHNN đã ký văn bản số 3436/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, vay phục vụ đời sống. Một số TCTD sẽ được thanh tra trong thời gian tới.

Theo nội dung, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc 5 vấn đề: Thứ nhất, rà soát các quy định nội bộ, đảm bảo ban hành đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các quy định nội bộ về cho vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về cho vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng, đặc biệt là thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất phí, thực hiện nghiêm các quy định về minh bạch hóa hoạt động cho vay, riêng đối với các công ty tài chính tiêu dùng, phải ban hành đầy đủ quy định về khung lãi suất. Ngoài ra, các TCTD phải thực hiện nghiêm các quy định về đôc đốc, thu hồi nợ.

Thứ ba, NHNN yêu cầu tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của NHNN và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng nói chung, cho vay phục vụ đời sống cho vay tiêu dùng nói riêng ở tất cả các chi nhánh, đơn vị kinh doanh trong mạng lưới hoạt động TCTD.

Thứ tư, NHNN các TCTD rà soát chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng quy trình tuyển dụng, đánh giá cán bộ, hạn chế rủi ro đạo đức có thể xảy ra; Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao kỹ năng, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên của TCTD.

Cuối cùng, NHNN yêu cầu các TCTD cần phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc nắm bắt thông tin, kịp thời thông báo, cảnh báo trong hệ thống để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro, vi phạm có thể xảy ra đối với TCTD

FE Credit là tâm điểm

FE Credit là tâm điểm 1
FE Credit là tâm điểm trong đợt Thanh tra này (ảnh Internet)

Theo đó, FE Credit trong thời gian tới sẽ bị NHNN thanh tra trong năm nay. Hoạt động tín dụng tiêu dùng của đơn vị này cũng cho thấy những rủi ro về nợ xấu…

Được biết, năm 2010, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã thành lập Khối Tín dụng Tiêu dùng với định hướng tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng dưới thương hiệu FE Credit.

Tháng 7/2014, VPBank thực hiện mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam, đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH MTV VPBank (VPBFC hay FE), và chuyển dần hoạt động của Khối Tín dụng Tiêu dùng sang công ty này.

Năm 2015 là năm đầu tiên hoạt động tài chính tiêu dùng của VPBank vận hành hoàn toàn theo mô hình công ty con của VPBank và vẫn giữ thương hiệu FE Credit. Chỉ sau 3 năm hoạt động, tổng tài sản, dư nợ tín dụng và thu nhập từ lãi của FE Credit liên tục tăng cao qua các năm.

Cụ thể, tính đến hết năm 2017, tổng dư nợ cho vay của khách hàng đạt 44.797 tỷ đồng, tăng trưởng 39,5% so với năm 2016. Năm 2016, tăng trưởng tín dụng của FE Credit còn lên đến 59%; năm 2015 là 456%

Đây cũng là đơn vị chủ lực của VPBank. Trong tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất 8.130 tỷ đồng năm 2017 của VPBank, FE Credit đóng góp khoảng 4.189 tỷ đồng, chiếm 51%. Còn năm 2016, FE Credit đóng góp tới 64,8% lợi nhuận trước thuế hợp nhất cho VPBank.

Sự gia tăng của những khoản vay tiêu dùng trong tổng tài sản của FE Credit cũng đi kèm với sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Nếu như tỷ lệ nợ xấu của FE Credit trong năm 2015 là 4% thì con số này đã tăng cao một cách nhanh chóng lên mức 6,3% trong năm 2016 và giảm nhẹ về 5% trong năm 2017. Trong khi ngưỡng tỷ lệ nợ xấu bảo đảm an toàn do NHNN quy định là 3%...

Từng bị tố lừa đảo

Tham gia gói hỗ trợ tài chính với thủ tục vay đơn giản theo tư vấn của nhân viên FE-Credit, một khách hàng nhận "quả đắng" với lãi suất vay 3,75% một tháng và phải trả trong thời hạn dài hơn tư vấn ban đầu tới 2 năm.

FE Credit là tâm điểm 2
Tham gia gói hỗ trợ tài chính với thủ tục vay đơn giản theo tư vấn của nhân viên FE-Credit, một khách hàng nhận "quả đắng" (ảnh minh họa)

Cụ thể, năm 2017, Chị Trần Thị Thu H. (Hà Nội) đã có đơn thư khiếu nại đến các cơ quan báo chí vì cho rằng một nhân viên của Công ty tài chính FE Credit (FE – Credit) đã giả mạo hồ sơ vay vốn với lãi suất cao, đồng thời sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê làm phiền đến cuộc sống và bôi nhọ danh dự của chị.

Theo đó, vào tháng 4/2016, chị H. được nhân viên của FE Credit là anh Khúc Đình Khánh tư vấn gói vay 35 triệu lãi suất thấp (trong 4 tháng cả gốc + lãi lên 38 triệu, vay trong 1 năm) để làm vốn kinh doanh.

Nhận thấy gói vay và phần lãi phù hợp với nhu cầu của mình, chị H. đã nộp cho anh Khánh đầy đủ giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ vay vốn. Sau khi được nhân viên đến thẩm tra thông tin cá nhân tại chỗ làm việc và chỗ ở, 1 tháng sau chị H. nhận được tin nhắn ra Bưu điện Hà Nội để lấy tiền. Chị cho biết, FE-Credit chỉ gửi tiền mà không kèm bất cứ hợp đồng nào để ký.

Sau khi trừ một số khoản chi phí bắt buộc, số tiền mà chị H. được báo nhận là 31 triệu 700 nghìn nhưng thực lĩnh là 30 triệu. Sau khi được phía FE-Credit tiến hành giải ngân cho vay, để thực hiện theo đúng cam kết, hàng tháng chị Hà đều đã tiến hành chuyển số tiền 1 triệu 617 nghìn trả góp qua thu ngân tại Thegioididong.Com. Chỉ đến khi tất toán vào tháng 6/2017, chị H. mới "ngã ngửa" khi biết số tiền mình còn phải nộp lên đến 27 triệu đồng (Vay 30 triệu, đã trả 21 triệu vẫn còn 27 triệu).

Cho rằng đã có những sự nhầm lẫn, chị H. có gọi điện lên hotline của Fe-Credit yêu cầu kiểm tra thì mới biết thêm rằng hồ sơ vay vốn của chị có lãi suất lên đến 3,75 trong 36 tháng, nghĩa là thời hạn được kéo dài thêm tới 2 năm.

Chưa dừng lại đó, chị H. cho hay, "Tôi thông báo sẽ dừng trả góp để xử lý xong vụ việc sẽ tất toán và được phía công ty chấp nhận. Thế nhưng, họ lại gửi thông tin của tôi cho bên đòi nợ thuê". Hàng ngày, chị phải nhận gần 10 cuộc điện thoại với những lời nói xấc xược, xỉ nhục danh dự và tin nhắn vu khống, đe doạ.

"Không chỉ thế, họ còn gọi điện làm phiền người thân và sếp của tôi, nói tôi trốn nợ quỵt tiền. 5 lần 7 lượt tôi lên trụ sở FE-Credit để phản ánh tình trạng chỉ nhận được câu trả lời thờ ơ "Bên đòi nợ bọn em không quản lý, họ thấy chị không nộp nên họ cứ gọi thôi. Hồ sơ của chị đang được xử lý, chị về đợi thông tin", chị H. nói, trước đó với báo chí.

Nguồn tin: 
http://doisongvietnam.vn/chan-chinh-hoat-dong-cho-vay-tieu-dung-tai-cac-tctd-fe-credit-la-tam-diem-44311-8.html

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Phương Trang nợ Ngân hàng Đại Tín

Tại phiên tòa chiều 16/5, Luật sư Trương Thị Minh Thơ đã công bố file ghi âm được lưu trữ trong USB màu trắng, được cho là ghi lại cuộc nói chuyện giữa bị cáo Hứa Thị Phấn với các ông: Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Trang), Phạm Đăng Quan (Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Trang) và Trịnh Thanh Cao.


Trong tài liệu chứng cứ mới này, theo LS Thơ, thể hiện việc ông Luận thừa nhận số nợ mà số Phương Trang nợ Ngân hàng Đại Tín và động viên bà Phấn đừng để Thanh tra vào kiểm tra.


Đồng thời nộp một số hình ảnh đến dự sinh nhật bà Phấn, đi du lịch cùng gia đình bà Phấn, thể hiện mối quan hệ với bà Phấn. Từ đó luật sư đề nghị triệu tập 3 điều tra viên và cho rằng thủ tục tố tụng còn nhiều vấn đề.

Về lý do không cung cấp USB từ giai đoạn tố tụng, điều tra, truy tố, luật sư Thơ nêu, ngày 7/3/2018, luật sư Thơ có làm đơn khiếu nại cho VKS nhưng không thấy VKS có hồ sơ khiếu nại nên luật sư quyết định không đưa cho VKS, mà cung cấp cho HĐXX.

Ngày 18/5, trao đổi với chúng tôi, luật sư Thơ cho biết, ngoài nội dung mà luật sư đã công bố tại tòa thì còn khá nhiều nội dung khác trong file ghi âm này.

Theo đó, các nội dung này có liên quan nhiều đến số tiền mà NH Đại Tín cho nhóm Phương Trang, mối quan hệ khá thân thiết giữa ông Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Trang), ông Phạm Đăng Quan (Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Trang) với bà Phấn và cả nhóm Phú Mỹ.

Đồng thời, trong đoạn ghi âm cũng nhắc đến việc chuyển nhượng chiếc xe Maybach - Mercedes giữa ông Luận qua cho bà Phấn thực chất là có sự trao đổi qua lại.

Về nguồn gốc chứng cứ, luật sư Thơ trình bày, khi tham gia bào chữa cho bà Phấn từ tháng 3/2017, bà Thơ được bà Phấn giao một thùng hồ sơ, trong đó có USB màu trắng. Nhân viên của bà Phấn là người ghi âm.

Luật sư Thơ khẳng định, chính luật sư Thơ là người trực tiếp nghe nội dung ghi âm và viết lại toàn bộ thông tin. Toàn bộ nội dung trong USB ghi âm cuộc nói chuyện dài hơn 2 tiếng đồng hồ và được luật sư thể hiện cụ thể trên giấy dài 48 trang.

Về việc vì sao không công bố toàn bộ nội dung bản ghi âm “đặc biệt” này trong phiên tòa chiều 16/5, luật sư Thơ cho biết, luật sư muốn trình bày tất cả nội dung cuộc trò chuyện này để làm rõ phiên tòa công khai. Tuy nhiên, HĐXX đã không cho phép nên luật sư chỉ mới tóm gọn và thể hiện được khúc đầu của cuộc trò chuyện này.

Như cáo trạng thể hiện, từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, TrustBank chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho công ty CP Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (gọi tắt là công ty Phương Trang) tổng cộng 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu với tổng số tiền đã giải ngân trên sổ sách là hơn 16.000 tỷ đồng (theo số liệu của CB tính đến ngày 15/11/2017).

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Tập đoàn Lã Vọng thâu tóm khu "đất vàng" tại Hà Đông

Hợp tác - chiêu bài để thâu tóm "đất vàng"

Tập đoàn Lã Vọng là doanh nghiệp khá nổi tiếng thông qua chuỗi hệ thống các nhà hàng Lã Vọng chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống, ẩm thực nhiều năm nay trên địa bàn TP. Hà Nội. Thế nhưng, những năm gần đây, Tập đoàn Lã Vọng bắt đầu rẽ sang kinh doanh bất động sản với những sản phẩm nổi bật như: New House Xa La, New House City Quốc Oai, Luis City Đại Mỗ,... Thậm chí trong số này có dự án được thực hiện theo hình thức BT được đối ứng hàng vài chục hecta đất.
Trong khi cuộc chiến ngầm giữa nhiều “đại gia” bất động sản đang sôi sục từ khi có chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), món hời các đại gia hướng tới trong quá trình thâu tóm DNNN chính là vị trí “đất vàng” có giá trị kinh tế cao. Thì với vị thế của một “đại gia” mới nổi trong làng BĐS, dù không bám chính sách cổ phần hóa, Tập đoàn Lã Vọng vẫn nhanh tay thâu tóm được “đất vàng”.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 08/01/2014, UBND TP. Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 01121001670 cho Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ (Công ty Sông Nhuệ) và Công ty CP Thương mại Ngôi nhà mới (Công ty Ngôi nhà mới) với nội dung để thực hiện dự án Trụ sở làm việc (cơ sở 2- KĐT Xa La), căn hộ chung cư kết hợp dịch vụ thương mại tại Khu Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông.
Tiếp đó, ngày 16/10/2014, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 5315/QĐ- UBND cho phép Công ty Sông Nhuệ chuyển mục đích sử dụng 10.553m2 đất tại Xa La để thực hiện dự án với nội dung là “đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc (cơ sở 2) và căn hộ chung cư kết hợp dịch vụ thương mại”.
Quyết định này sau đó được điều chỉnh một số nội dung bởi Quyết định 6589/QĐ-UBND ngày 9/12/2014 của UBND TP. Hà Nội.
Đến ngày 16/1/2015, Công ty Sông Nhuệ đã ký một Hợp đồng ủy quyền “toàn diện” (71/HĐUQ/SN2-NNM) cho Công ty Ngôi nhà mới (một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Lã Vọng) thực hiện đầu tư xây dựng Dự án trên.
Tập đoàn Lã Vọng ảnh 1
Phổi cảnh tổng thể của dự án New House Xa La.
Như vậy, New House Xa La là dự án bất động sản được hình thành bởi sự hợp tác đầu tư giữa một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân.
Được biết, Công ty Sông Nhuệ là một trong những doanh nghiệp thủy lợi 100% vốn Nhà nước do UBND TP. Hà Nội là chủ sở hữu. Công ty Sông Nhuệ  hoạt động hoàn toàn vào nguồn ngân sách Thành phố.
Bên cạnh đó, Công ty phải thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch nông thôn; tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế;... Công ty Sông Nhuệ cũng chỉ sở hữu những tài sản có giá trị không lớn như hệ thống máy móc, trạm bơm,... đảm trách. Có lẽ, giá trị lớn nhất của doanh nghiệp này là 10.553m2 đất trụ sở cơ sở 2 tại Khu đô thị Xa La, quận Hà Đông và đây cũng là điểm hấp dẫn nhất của doanh nghiệp này.
Với Tập đoàn Lã Vọng, mặc dù, TP. Hà Nội chưa có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp thủy lợi và công ty Sông Nhuệ không thuộc diện cổ phần hóa nhưng Tập đoàn này vẫn thâu tóm được diện tích đất trên để thi triển dự án bất động sản bán kiếm lời.
Sau động thái hợp tác này, hiện Công ty Sông Nhuệ phải đi thuê lại tầng 2, Tòa nhà Thủy lợi số 28A, đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông để làm trụ sở làm việc và nhường “đất vàng” 10.553m2 cho Công ty Ngôi nhà mới thực hiện dự án New House Xa La.
Tập đoàn Lã vọng và Công ty Sông Nhuệ được hưởng lợi như thế nào tại thương vụ này ? Trả lời báo chí trước đó, ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Sông Nhuệ cho biết: "Sau khi hoàn thành dự án, Công ty Sông Nhuệ sẽ quay trở lại New House Xa La để làm việc. Đồng thời, được hưởng một số diện tích mặt sàn nhất định (không tiết lộ rõ), được mua lại của Công ty Ngôi nhà mới một số căn hộ với giá gốc ưu tiên cho cán bộ, công nhân viên công tác lâu năm".
Để trao đổi, Công ty Ngôi nhà mới - Tập đoàn Lã Vọng sẽ được quyền khai thác khu “đất vàng” 10.553m2 mà không cần phải thâu tóm những doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa như nhiều đại gia bất động sản khác.
Như vậy, bản chất của thương vụ này là Tập đoàn Lã Vọng bỏ tiền cải tạo, tân trang trụ sở làm việc cho Công ty Sông Nhuệ và nắm quyền khai thác kinh doanh “đất vàng” nhưng thực hiện trên danh nghĩa hợp tác chứ không phải là việc mua đứt bán đoạn.

Né đấu giá, Thanh tra vào cuộc

Theo đánh giá, New House Xa La có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, tọa lạc tại vị trí “đắc địa” của quận Hà Đông ngay tại mặt đường Phúc La, Văn Phú, được thiết kế với khu nhà biệt thự liền kề, khu mua sắm, chung cư cao cấp (21 tầng nổi + 1 tầng hầm)
Như đã nói đến ở trên, UBND TP. Hà Nội chưa có chủ trương cổ phần hóa Công ty Sông Nhuệ nhưng việc triển khai dự án New House Xa La cũng là cơ hội để sắp xếp lại, xử lý lại trụ sở làm việc của doanh nghiệp. Điều này được quy định tại Quyết định 09/2007/QĐ-TTg, và Quyết định 140/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các văn bản trên nêu rõ về điều kiện xử lý các cơ sở nhà, đất do công ty nhà nước quản lý, sử dụng. Cụ thể, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng văn phòng, chung cư để bán hoặc cho thuê phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và chỉ áp dụng đối với công ty nhà nước có chức năng kinh doanh bất động sản.
Trong khi đó, Công ty Sông Nhuệ không có tiềm lực tài chính cũng không có chức năng kinh doanh bất động sản để thực hiện việc sắp xếp lại trụ sở theo quy định trên đặt ra, hiển nhiên cần có “mạnh thường quân” giúp sức; cộng với việc UBND TP. Hà Nội chấp nhận chủ trương đầu tư và cho phép chuyển mục đích sử dụng 10.553m2 đất trên, mối lương duyên giữa Công ty Sông Nhuệ và Tập đoàn Lã Vọng có lẽ xuất phát từ đây.
Tập đoàn Lã Vọng ảnh 2
Chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thiện dự án.
Về đấu giá quyền sử dụng đất, mới đây Bộ Tài chính cũng có đánh giá sau khi rà soát các DNNN thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trong đó có dự án New House Xa La của Liên doanh Công ty Sông Nhuệ và Ngôi Nhà Mới).
Theo đó, việc sắp xếp lại cơ sở, nhà đất của DNNN có tình trạng các doanh nghiệp sau khi được chuyển đổi mục đích để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở để bán thì không thực hiện đấu giá theo quy định tại Điều 118, Luật Đất đai 2013.
Theo tìm hiểu của phóng viên cũng như xác nhận với cơ quan báo chí của ông Vũ Mạnh Hùng-Phó Tổng Giám đốc Công ty Sông Nhuệ thì diện tích đất triển khai dự án New House Xa La chưa được thông qua đấu giá lần nào.
Được biết, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí “đắc địa” sang mục đích khác trên địa bàn TP. Hà Nội. Dự án New House Xa La cũng là một trong những dự án được Thanh tra Chính phủ thanh tra trực tiếp đợt này.
Chính vì vậy, việc đúng sai trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, cũng như đấu giá quyền sử dụng đất của dự án New House Xa La sẽ phải chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ giải đáp.

Ngân hàng đại tín: tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn

Cụ thể, tháng 1-2008, bị can Phấn đã mua mảnh đất tại số 5 Phạm Ngọc Thạch, địa chỉ tại phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh với giá 371 tỷ đồng. Đến tháng 10-2008, Phấn bán lại cho Công ty cổ phần địa ốc Lam Giang (công ty do Phấn làm chủ cho Lâm Kim Dũng đứng tên Giám đốc) với giá 426 tỷ đồng.

Đến tháng 8-2011, Phấn đã chỉ đạo Công ty TrustAsset không có chức năng thẩm định giá để thẩm định giá nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch lên 1.268 tỷ đồng, trong khi giá thị trường thời điểm tháng 2-2012 của mảnh đất trên được xác định là 154 tỷ đồng (chênh lệch 1.105 tỷ đồng).
Từ biên bản thẩm định giá của Công ty TrustAsset, Phấn đã chỉ đạo HĐQT và Ban điều hành Ngân hàng Đại Tín mua lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch với giá 1.260 tỷ đồng (tương đương 42% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín) mà không thông qua Đại hội cổ đông. Đến tháng 2-2012, Ngân hàng Đại Tín đã thanh toán đủ số tiền 1.260 tỷ đồng cho bị can Phấn và đã hạch toán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch vào tài sản của ngân hàng.
Như vậy, bị can Phấn đã chuyển nhượng lại cho Ngân hàng Đại Tín mảnh đất số 5 Phạm Ngọc Thạch với giá cao gấp 8 lần giá trị thị trường. Số tiền bị can Phấn hưởng lợi từ việc nâng giá căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là 1.105 tỷ đồng.
Theo kết luận Thanh tra Ngân hàng Đại Tín ngày 10-7-2012 xác định, thời điểm ngày 29-2-2012, Ngân hàng Đại Tín đã bị lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 2.800 tỷ đồng, nên số tiền 1.105 tỷ đồng bị can Phấn chiếm đoạt từ việc nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch rồi bán cho Ngân hàng Đại Tín là tiền gửi, đến nay không thu hồi được, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín 1.105 tỷ đồng. Hành vi của Phấn đã phạm vào tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999.

Với thủ đoạn tương tự, Hứa Thị Phấn còn chỉ đạo các cá nhân có quan hệ họ hàng hoặc nhân viên dưới quyền, đứng tên mua 25 bất động sản khác, rồi mua đi bán lại trong nhóm, để nâng khống giá trị bất động sản. Sau đó, bị can Phấn dùng ảnh hưởng của mình, chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín định giá khống cao gấp từ 2 đến 8 lần giá thị trường.
Như vậy, Hứa Thị Phấn đã chỉ đạo Hội đồng quản trị và Ban điều hành Ngân hàng Đại Tín mua lại tổng số 26 bất động sản (với lý do mở rộng hệ thống hoặc đầu tư bất động sản), với tổng giá trị 3.580 tỷ đồng, tương đương với 119% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín. Nhưng thực chất là để bị can Phấn rút ruột và chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Đại Tín.
Trong khi Ngân hàng Đại Tín đang vượt quá tỷ lệ mua sắm tài sản cố định; dẫn đến 15/26 bất động sản, với giá trị mà Ngân hàng Đại Tín bỏ ra để đầu tư mua là hơn 2.424 tỷ đồng không thể hạch toán vào tài khoản tài sản cố định của ngân hàng.
Theo kết quả thẩm định giá trị trường tháng 9-2014, 26 bất động sản mà Ngân hàng Đại Tín đầu tư chỉ có giá trị là 1.369 tỷ đồng. Qua đó, hành vi của bị can Phấn và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng) hơn 2.129 tỷ đồng.

Học sinh lớp 12 dùng dao đam bạn tử vong do mâu thuẫn

Điền đến nhà trọ của Bảo tổ chức ăn nhậu cùng nhóm bạn. Khi cả nhóm đã ngà ngà say, giữa Điền và Bảo xảy ra mâu thuẫn nên hai bên cự cãi lớn tiếng dẫn đến Điền cầm dao sát hại bạn nhâu tử vong.

Nam sinh 12 ra tay sát hại bạn. Ảnh Thanh Niên

Ngày 23/5, trao đổi với VOV, Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị đang khẩn trương truy bắt đối tượng Nguyễn Văn Điền (18 tuổi, ngụ ấp 1, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau) để điều tra về hành vi “Giết người”.

Theo đó, nạn nhân là Phan Quốc Bảo (19 tuổi, ngụ thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau).

Trước đó, rạng sáng ngày 23/5, Điền đến nhà trọ của Bảo và tổ chức ăn nhậu cùng nhóm bạn. Khi cả nhóm đã ngà ngà say, giữa Điền và Bảo xảy ra mâu thuẫn nên hai bên cự cãi lớn tiếng.

Tuy nhiên, được nhóm bạn nhậu can ngăn, nên Điền bỏ ra ngoài. Tưởng chừng sự việc đã lắng xuống, một lúc sau, Điền quay lại phòng trọ, gọi Bảo ra ngoài để nói chuyện. Bảo vừa bước ra liền bị Điền vung dao đâm nhiều nhát vào người, khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ.

Sau khi khi gây án, đối tượng Điền bỏ trốn khỏi hiện trường. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng Công an tỉnh Cà Mau nhanh chóng có mặt tại hiện trường, lấy lời khai của những người có liên quan và truy tìm nghi phạm

Du khách Anh chết thảm vì tè bậy ở Hà Lan

Du khách người Anh tới Hà Lan ăn chơi ở khu đèn đỏ Amsterdam nổi tiếng.

du khach anh chet tham vi te bay o ha lan hinh anh 1

Đội cứu hộ vớt xác nạn nhân khỏi con kênh.

Một du khách người Anh tới du lịch ở Hà Lan cách đây ít ngày đã gặp nạn khi "tè bậy" ở đường. Theo nhân chứng, người này trong tình trạng say xỉn và tới một con kênh ở thành phố Amsterdam tè bậy.

Không may là người này trượt chân và ngã xuống kênh. Do say xỉn, người này không thể tự bơi vào bờ và chết đuối. Một người khác đã tìm cách cứu người đàn ông gặp nạn nhưng bất thành.

Đội cứu hộ sau đó được huy động tới hiện trường để vớt xác nạn nhân xấu số. Cảnh sát Hà Lan cho biết người gặp nạn mới chỉ 21 tuổi và không nói rõ danh tính.

Cơ quan Sức khỏe Cộng đồng Hà Lan đã nhiều lần cảnh báo người dân về việc "tè bậy" ở những nơi có sông, hồ trong tình trạng say xỉn. Mỗi năm, hơn 200 người chết đuối ở Hà Lan vì các vụ tai nạn đuối nước.

Bác sĩ Guido Reijnen, một chuyên gia pháp y, giải thích rằng khi sử dụng chất có cồn và đi tiểu, lượng máu lên não giảm đột ngột và khiến nạn nhân mất tỉnh táo, dẫn tới ngất hoặc ngã quỵ.

Hà Lan hiện nay là "thiên đường" với du khách Anh, đặc biệt là người trẻ tuổi tới uống bia rượu và thử các dịch vụ ở khu phố đèn đỏ nổi tiếng tại Amsterdam.

Nguồn tin:  http://doisongvietnam.vn/du-khach-anh-chet-tham-vi-te-bay-o-ha-lan-44105-4.html

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Hứa Thị Phấn: từ đại gia miền Tây đến những vụ thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng

Bà Hứa Thị Phấn - người từng có chức danh chính thức tại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank, tiền thân của Ngân hàng Xây Dựng - VNCB, rồi CB) vừa bị khởi tố để làm rõ những dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý ngân hàng, gây thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Tiểu sử bà Hứa Thị Phấn 

>>>Tin liên quan: https://vietnammoi.vn/tags/ba-hua-thi-phan-la-ai-90718.tag

Bà Phấn (được biết đến với tên gọi Sáu Phấn) quê ở An Giang. Năm 2001, bà đã tham gia lập Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Phú Mỹ, chuyên về kinh doanh bất động sản và nhiều lĩnh vực khác (công ty hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng). Khi còn đương chức, bà Phấn đã cùng công ty này là cổ đông góp vốn với một số đối tác, thành lập nên một pháp nhân mới để đầu tư dự án khu căn hộ Regency Park tại phường An Phú, quận 2, TP HCM.

Theo điều tra, trong 2 năm 2009-2010, bà Phấn (người sở hữu 84,92% cổ phần trong nhóm cổ đông Phú Mỹ) đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên thâu tóm Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank và là người đứng sau hoạt động của ngân hàng lúc bấy giờ. Sau đó, bà tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình, nhờ 29 cá nhân đứng tên vay của TrustBank số tiền lên tới 3.581 tỷ đồng.


Bà Phấn đang điều trị tại một bệnh viện ở quận 7 hôm 24/3. Ảnh: Yên Trang.


Kết quả tìm hiểu của cơ quan chức năng cho thấy sau khi lui về làm cố vấn, bà Phấn cùng với 2 cá nhân thân cận là Chủ tịch Hội đồng quản trị thời bấy giờ - ông Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục rút tiền của TrustBank thông qua các phi vụ đầu tư, mua bán bất động sản…

Cụ thể là việc dùng tài sản là đất nông nghiệp giá trị 200.000 đồng mỗi m2 kê khống lên với giá 32 triệu đồng một m2. Dùng gần 1.000 tỷ đồng của ngân hàng để đầu tư trái phép vào các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn. Sau đó, chính bà là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân.

Ngoài ra, bà và cộng sự thông qua việc mua bán tài sản giá thấp, nâng khống bán lại cho ngân hàng giá cao để thu lợi bất chính một loạt căn nhà tại các quận trung tâm TP HCM, như căn nhà số 10 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1) với giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, được chính Ngân hàng Đại Tín định giá vào thời điểm 7/2011 là 290 tỷ đồng, nhưng đến đầu năm 2012 khi thị trường địa ốc đóng băng, lại được nhà băng này mua với giá 1.260 tỷ đồng.

Trong giai đoạn này, bà Phấn đã chỉ đạo TrustBank trực tiếp đầu tư trái phép 1.038 tỷ đồng dự án bất động sản. Cụ thể, ngân hàng đã đầu tư 137 tỷ đồng vào Dự án Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Dĩ An, Bình Dương). Dự án này được Công ty Phú Mỹ (bà Hứa Thị Phấn làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên) làm chủ đầu tư. Không chỉ có vậy, dưới sự chỉ đạo của bà Phấn, Ngân hàng Đại Tín lại tiếp tục đầu tư 571 tỷ đồng vào Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Mỹ Garden II (Bến Lức, Long An) do Công ty Cổ phần Phú Mỹ làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, bà Phấn còn chỉ đạo TrustBank đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án: The Star City và Go - Go City tại huyện Nhà Bè (TP HCM) do Công ty Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư.

Bà Phấn tại phiên toà xử vụ Phạm Công Danh. Ảnh: Q.T.


Sau những thương vụ nêu trên, bà Phấn đã thực hiện công cuộc chuyển giao TrustBank. Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng này về Ngân hàng Đại Dương, ông Hà Văn Thắm, lúc bấy giờ là Chủ tịch OceanBank gặp bà Phấn (đang là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại ngân hàng cho mình.

Tháng 2/2012, bà Phấn giao cho cấp dưới ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84,92% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín cho ông Thắm, kèm theo việc Chủ tịch OceanBank phải chịu trách nhiệm trả nợ và được sở hữu tài sản từ các khoản vay hơn 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Ông Thắm sau đó cho người vào quản lý TrustBank nhưng không trả tiền, không cơ cấu tài sản của bà Phấn và cá nhân liên quan. Quá trình tiếp quản, ông Thắm nhận thấy ngân hàng này có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi.

Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank lại tính toán chuyển nhượng số cổ phần của ngân hàng này cho ông Phạm Công Danh với phí 800 tỷ đồng. Sau đó, Đại Tín được đổi tên thành ngân hàng Xây dựng nhưng ông Danh cũng không trả tiền cho bà Phấn và 800 tỷ cho ông Thắm như thỏa thuận.

Căn cứ diễn biến trên, Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM cho rằng, việc Trust Bank đầu tư bất động sản dưới thời bà Phấn như trên là vi phạm pháp luật: phạm Luật doanh nghiệp khi cố tình thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); phạm Luật các tổ chức tín dụng và vi phạm điều lệ “TrustBank không được trực tiếp kinh doanh bất động sản” do ngân hàng này đặt ra vào năm 2009.

Ngày 24/1/2017, Toà án nhân dân TP HCM đã tuyên án sơ thẩm đại án 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Hội đồng xét xử cũng công bố quyết định khởi tố tại tòa đối với nhóm bà Hứa Thị Phấn để làm rõ vấn đề lừa đảo như lập hồ sơ mà không cho vay, mua bán bất động sản mà không nộp thuế; đồng thời khởi tố các đồng sự của bà Phấn là nhóm ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch TrustBank.

Ngoài những vai trò trên, bà Hứa Thị Phấn cũng được biết đến là thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn SSG (SSG Group) từ năm 2012. Tập đoàn này là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại Hà Nội và TP HCM như Saigon Pearl, Pearl Plaza, Saigon Airport Plaza, Mỹ Đình Pearl, trường quốc tế Wellspring...