- Vụ cướp xe SH ở Sài Gòn đã có 3 người tử vong ở thời điểm hiện tại
- Luật sư: Ông Đinh La Thăng bị cấp dưới đổ tội?
- Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: TP Hồ Chí Minh nên thành lập tổ 141
Các bị cáo trong phiên xử vụ 8 người chết khi chạy thận. Ảnh báo Lao động
Sau 1 tuần hoãn phiên sơ thẩm, ngày 15/5, TAND TP.Hoà Bình chính thức mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo liên quan đến tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình vào ngày 29/5/2017.
Dự kiến, phiên toà sơ thẩm diễn ra trong 4 ngày. Ngày đầu tiên, mặc dù các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo cho rằng thiếu nhiều nhân chứng quan trọng, phiên sơ thẩm không thể diễn ra nhưng hội đồng xét xử đã không đồng ý.
Cả 3 bị cáo đều có mặt đầy đủ, đúng giờ. Tất cả các luật sư bào chữa cho 3 bị cáo đều có mặt tại phiên tòa. 3 bị cáo gồm Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Cty TNHH xử lý nước Trâm Anh). Bị cáo Quốc bị Viện KSND TP.Hòa Bình truy tố về tội "Vô ý làm chết người" theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Bị cáo Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ Phòng vật tư, trang thiết bị y tế - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình). Bị cáo Hoàng Công Lương (SN 1986, bác sĩ Khoa hồi sức tích cực - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"
Trong cáo trạng, Viện KSND tỉnh Hoà Bình cho rằng, không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với cả ông Trương Quý Dương lẫn Cty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn. Tuy nhiên, các luật sư gay gắt yêu cầu có mặt các nhân chứng quan trọng để phiên toà sơ thẩm được diễn ra khách quan, báo Lao động đưa tin.
Luật sư Lê Văn Thiệp - tham gia bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương - đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét triệu tập ông Trương Quý Dương đến tòa để làm rõ trách nhiệm của ông Dương, trong đó có việc đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế. "Việc vắng mặt của ông Trương Quý Dương gây khó khăn cho quá trình xét xử, bởi ông Dương liên quan đến nhiều tình tiết quan trọng của vụ án này" - luật sư Thiệp nói.
Trước toà, bị cáo Bùi Mạnh Quốc khai, dù không được học về chuyên ngành lọc nước nhưng đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này 12 năm, lắp đặt, bảo dưỡng nhiều hệ thống lọc thận của nhiều BV trên cả nước. Quốc cũng từng là trưởng phòng kĩ thuật của công ty xử lý nước Minh Hoàng, theo báo Vietamnet.
Từ tháng 11/2016, bị cáo Quốc thành lập công ty riêng lấy tên là Trâm Anh. Dù vậy, Quốc khai từ năm 2013 đã bắt đầu có quan hệ làm ăn với công ty Thiên Sơn - đơn vị trực tiếp ký hợp đồng với BV đa khoa tỉnh Hoà Bình để thay thế, sửa chữa hệ thống lọc nước RO cho các máy chạy thận.
Cũng từ 2013, Quốc đã được Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc công ty Thiên Sơn đưa đến BV đa khoa tỉnh Hoà Bình để giới thiệu, sửa chữa hệ thống nước RO. Mỗi năm, Quốc đến ít nhất 2-3 lần để bảo trì, lọc rửa thiết bị với tư cách nhân viên của Thiên Sơn, lần nào cũng làm việc với Trần Văn Sơn - nhân viên phòng vật tư của BV.
Bị cáo Quốc khai rõ, trong phần báo giá với Thiên Sơn có nói, ngoài nội dung công việc phải thực hiện, Quốc phải có trách nhiệm lấy mẫu nước để xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI, kết quả đạt mới được thanh toán.
Do ngày sửa chữa vào 28/5 là thứ 7, không có đủ đại điện 3 bên gồm người thay thế, công ty Thiên Sơn và cán bộ phòng vật tư, trang thiết bị của BV nên chưa thể lấy mẫu.
- Sau khi sửa chữa, chưa lấy mẫu mà đưa vào sử dụng thì đã được phép chưa?
- Chưa được phép ạ.
- Ngày 28/5, bị cáo đã thực hiện hết nội dung công việc bên Thiên Sơn giao chưa?
- Chưa xong ạ. Vì trước khi nghỉ, bị cáo có gọi cho bị cáo Trần Văn Sơn - cán bộ phòng vật tư của BV để khoá cửa, báo sáng mai sẽ đến lấy mẫu xét nghiệm.
7h30 sáng 29/5, Quốc đến đơn nguyên thận nhân tạo của BV để lấy mẫu đã thấy máy chạy thận hoạt động. Quốc có hỏi điều dưỡng Nguyễn Thị Hằng: "Sao không để lấy mẫu xong hãng chạy?". Chị Hằng nói: Không thấy ai nói gì, thôi để ca sau lấy.
Sau đó Quốc có gọi điện cho bị cáo Trần Văn Sơn, một lúc sau thì sự cố xảy ra. Quốc khai, trước đó đã từng nhắc nhở bị cáo Trần Văn Sơn và Đỗ Anh Tuấn rằng việc cho chạy thận khi chưa lấy mẫu nước cũng nguy hiểm. Tuy nhiên công ty Thiên Sơn phản hồi: Xét nghiệm mất 10-15 ngày, nếu chờ thì bệnh nhân chạy thận ở đâu.
Về nội dung liên quan đến chất lượng nước sau bảo dưỡng, bị cáo Trần Văn Sơn cho biết, trong báo giá có nội dung lấy mẫu nước đi làm xét nghiệm nhưng đó có phải yêu cầu bắt buộc không thì không biết.
Phần cuối, toà chuyển sang xét hỏi bị cáo Hoàng Công Lương. Bị cáo cho biết, sau khi điều dưỡng Điệp thông báo với tất cả mọi người rằng bên vật tư đã bảo dưỡng, sửa chữa xong, bị cáo và 2 bác sĩ khác mới ra y lệnh chạy thận.
Bị cáo cũng khẳng định, nhiệm vụ tại đơn nguyên chạy thận chỉ là điều trị, các thủ tục nhận bàn giao thiết bị do điều dưỡng hành chính, điều dưỡng trực nhận. Ngày 28/5 điều dưỡng Điệp trực, nhận bàn giao máy.
Tin tức pháp luật hôm nay: https://tulieuvuanphapluat.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét